Vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?
Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Đối với vốn pháp định loại vốn này không được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 và chỉ được ghi nhận trong văn bản pháp luật cũ đã hết hiệu lực là Luật doanh nghiệp 2005, qua đó có thể hiểu.
“Vốn pháp định là số vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.”
Đặc điểm vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ
• Doanh nghiệp nào cũng cần có vốn điều lệ, căn cứ xác định vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
• Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính. Do đó, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh, phù hợp với các chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào… để đăng ký kinh doanh.
Vốn pháp định
• Vốn pháp định không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề đó thì mới cần đăng ký đủ số vốn theo quy định.
• Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản chuyên ngành, quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
• Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh, nhưng có những ngành ngoài việc đăng ký vốn pháp định doanh nghiệp còn phải thực hiện việc ký quỹ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ví dụ:
• Một số ngành nghề chỉ cần đăng ký vốn pháp định
• Kinh doanh bất động sản: vốn pháp định 20 tỷ
• Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng 6 tỷ
• Hoạt động thông tin tín dụng 30 tỷ
• Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển 50 tỷ
• Một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, đồng thời phải thực hiện việc ký quỹ:
• Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 100 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 100 triệu
• Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 250 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 250 triệu
• Cho thuê lại lao động, doanh nghiệp ký quỹ 2 tỷ đồng
• Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp ký quỹ 300 triệu đồng
• Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động ở nước ngoài ký quỹ 1 tỷ đồng
Điểm giống nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
• Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là tài sản của doanh nghiệp do thành viên và cổ đông công ty đóng góp.
Điểm khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
• Vốn điều lệ đăng ký theo quy mô và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là chi phí để chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào…, do đó doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn mức vốn để đăng ký.
• Vốn pháp định đăng ký phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp phải đăng ký số vốn tối thiểu là một con số nhất định theo quy định của pháp luật.
Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Đại Việt để được hỗ trợ nhanh nhất!
Vốn điều lệ và vốn pháp định
Để kinh doanh các doanh nghiệp cần có vốn để hoạt động, vốn là một phần không thể thiếu khi thành lập doanh nghiệp, có hai loại vốn doanh nghiệp cần phải lưu ý đó là vốn điều lệ và vốn pháp định. Vậy hai loại vốn này có những đặc điểm gì giống và khác nhau? Khi nào doanh nghiệp cần đăng ký vốn điều lệ, khi nào cần đăng ký vốn pháp định?. Bài vết dưới đây của Đại Việt sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp những thắc mắc của mình.
Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?
Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
“Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Đối với vốn pháp định loại vốn này không được quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 và chỉ được ghi nhận trong văn bản pháp luật cũ đã hết hiệu lực là Luật doanh nghiệp 2005, qua đó có thể hiểu.
“Vốn pháp định là số vốn tối thiểu doanh nghiệp phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.”
Đặc điểm vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ
• Doanh nghiệp nào cũng cần có vốn điều lệ, căn cứ xác định vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
• Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ không thể hiện được tiềm lực tài chính của công ty, nhưng nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện sổ sách kế toán, thực hiện nghĩa vụ tài chính. Do đó, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh, phù hợp với các chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào… để đăng ký kinh doanh.
• Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam và các quyền sở hữu trí tuệ.
Vốn pháp định
• Vốn pháp định không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể. Chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh những ngành, nghề đó thì mới cần đăng ký đủ số vốn theo quy định.
• Việc quy định mức vốn vốn pháp định cụ thể ở Việt Nam chủ yếu được xác định thông qua các văn bản chuyên ngành, quy định chi tiết về điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện.
• Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh, nhưng có những ngành ngoài việc đăng ký vốn pháp định doanh nghiệp còn phải thực hiện việc ký quỹ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ví dụ:
• Một số ngành nghề chỉ cần đăng ký vốn pháp định
• Kinh doanh bất động sản: vốn pháp định 20 tỷ
• Kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng 6 tỷ
• Hoạt động thông tin tín dụng 30 tỷ
• Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển 50 tỷ
• Một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, đồng thời phải thực hiện việc ký quỹ:
• Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 100 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 100 triệu
• Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam 250 triệu, doanh nghiệp ký quỹ 250 triệu
• Cho thuê lại lao động, doanh nghiệp ký quỹ 2 tỷ đồng
• Dịch vụ việc làm, doanh nghiệp ký quỹ 300 triệu đồng
• Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động ở nước ngoài ký quỹ 1 tỷ đồng
Điểm giống nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
• Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là tài sản của doanh nghiệp do thành viên và cổ đông công ty đóng góp.
• Dựa vào số vốn của doanh nghiệp xác định tính chịu trách nhiệm, mức thuế, tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp ( doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ).
Điểm khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
• Vốn điều lệ đăng ký theo quy mô và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là chi phí để chi phí để đầu tư máy móc, trang thiết bị, thuê mặt bằng, nhân công, mua nguyên vật liệu đầu vào…, do đó doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn mức vốn để đăng ký.
• Vốn pháp định đăng ký phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp phải đăng ký số vốn tối thiểu là một con số nhất định theo quy định của pháp luật.
Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ Đại Việt để được hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm:
>> Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ
>> Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ
>> Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
>> Tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập doanh nghiệp
>> Trình tự thủ tục góp vốn bằng tài sản cố định vào doanh nghiệp
>> Chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH 2 thành viên
>> Hợp nhất công ty doanh nghiệp
>> Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp