Thủ Tục Đăng Ký Thành Lập Chi Nhánh Công Ty
Đại Việt chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần, thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân..được rất nhiều khách hàng biết đến và tin dùng, chúng tôi hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất.
Để khách hàng hiểu rõ về quy trình tư vấn và thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động chi nhánh công ty, chúng tôi giới thiệu những nội dung cụ thể như sau:
Xem thêm:
>> Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
>> Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh
>> Sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh
>> Sự khác nhau giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
>> Cách áp mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
I. Đặc điểm của chi nhánh công ty
Với mục đích mở rộng thị trường kinh doanh của Công ty, Quý công ty lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh. Về hoạt động kinh doanh, chi nhánh được thực hiện các hoạt động có mục đích sinh lời trong phạm vi những ngành, nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. Công ty, doanh nghiệp có thể đặt chi nhánh ở nơi khác với trụ sở của công ty, doanh nghiệp. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của công ty, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh không phải là pháp nhân, người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
Do nhu cầu hoạt động của chi nhánh, chi nhánh được phép hoạt động tất cả các ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tuy nhiên chi nhánh có thể đăng ký một phần hoặc toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
Không phải bất cứ ngành, nghề nào được đăng ký bởi doanh nghiệp, chi nhánh cũng được phép hoạt động. Việc chi nhánh được thực hiện toàn bộ hay chỉ một phần chức năng là tùy theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.
Về bản chất thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần, thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, hay thành lập chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên...là tương đối giống nhau sẽ cùng một quy trình thực hiện và các thủ tục pháp lý là giống nhau.
II. Hồ sơ thành lập chi nhánh của công ty
- Thông báo thành lập chi nhánh công ty
- Biên bản của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên/ Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên/ Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, về việc thành lập chi nhánh công ty
- Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên/ Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên/ Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, về việc thành lập chi nhánh công ty
- Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của của người đứng đầu chi nhánh
- Bản sao đăng ký kinh doanh của công ty mẹ.
- Bản sao điều lệ của công ty mẹ
III. Trình tự thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty
• Bước 1: Soạn thảo đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh
• Bước 2: Tiến hành đăng ký nộp hồ sơ qua mạng điện tử. Sau khi có xác nhận hồ sơ hợp lệ thực hiện bước tiếp theo.
• Bước 3: Nộp hồ sơ bản gốc tại phòng đăng ký kinh doanh và nhận kết quả
Lưu ý: Quý khách hàng có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh thay vì nộp qua mạng.
Xem thêm:
>> Mã số doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
>> Thay đổi người đại diện chi nhánh công ty
>> Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
>> Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
IV. Công việc cần thực hiện sau khi thành lập chi nhánh công ty
1. Quy định treo biển hiệu chi nhánh công ty
• Treo biển hiệu tại trụ sở đăng ký, trên biển hiệu đáp ứng đủ các thông tin như tên chi nhánh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại..
2. Quy định thuế sau khi thành lập chi nhánh công ty
2.1. Quy định về thuế môn bài của chi nhánh công ty
• Thuế môn bài 1000.000 VNĐ/ năm. " Khi đăng ký 6 tháng cuối năm chỉ phải nộp 500.000 VNĐ"
• Tại Điều 17, Khoản 1 quy định về khai thuế môn bài thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:
• Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
• Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.
Như vậy:
- Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh công ty.
- Chi nhánh công ty hạch toán phụ thuộc:
• Nếu chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính
• Nếu chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh
2.2. Quy định về Thuế GTGT sau khi thành lập chi nhánh công ty
Tại Điều 11, Khoản 1 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về khai thuế GTGT như sau:
- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.
Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
Như vậy:
- Thủ tục phát hành hóa đơn chi nhánh sẽ thực hiện và tiến hành giống như khi phát hành hóa đơn với công ty
- Trường hợp tiến hành thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT tại chi nhánh công ty, khi đáp ứng những điều kiện pháp lý như:
• Chi nhánh hạch toán độc lập
• Chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính
- Kê khai và nộp thuế GTGT tại trụ sở chính, nếu thỏa mãn 1 trong những điều kiện sau:
• Chi nhánh hạch toán phụ thuộc
• Không phát sinh doanh thu, hoặc
• Cùng tỉnh với trụ sở chính
Trường hợp chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.
2.3. Quy định về thuế TNDN sau khi thành lập chi nhánh công ty
Tại Điều 12 Khoản 1 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế như sau:
- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.
- Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.”
Như vậy:
• Chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp chi nhánh (Chi cục thuế quận, huyện nơi chi nhánh trụ sở ở đó)
• Chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, trụ sở chính nộp hồ sơ khai thuế cả phần thu nhập tại chi nhánh.
V. Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty của Đại Việt
- Tư vấn soạn khách hàng cách thức thực hiện, những vướng mắc còn đang gặp phải của khách hàng..
- Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh chuyển cho khách hàng ký đóng dấu
- Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và Đầu.
- Thay mặt Quý khách hàng nhận kết quả
- Thay mặt Quý khách hàng làm thủ tục khắc dấu chi nhánh công ty.
- Thực hiện thủ tục đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp và mẫu dấu chi nhánh công ty lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia (Quy định mới được áp dụng từ tháng 7 năm 2015 theo luật doanh nghiệp)
Trên đây là những nội dung tư vấn trước và sau khi doanh nghiệp đăng ký mở chi nhánh công ty, trong trường hợp quý khách hàng cần rút ngắn thời gian thực hiện mở chi nhánh công ty có thể liên hệ trực tiếp tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm:
>> Thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện
>> Quy định tên văn phòng đại diện chi nhánh địa điểm kinh doanh
>> Thủ Tục Thành Lập Văn Phòng Đại Diện
>> Thành lập văn phòng đại diện công ty cổ phần
>> Thành lập văn phòng giao dịch đại diện của công ty
>> Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện công ty
Để được tư vấn và tham khảo dịch vụ, vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Tư Vấn Đại Việt
Chuyên viên: Ms Thanh Phúc
P: 0905548995 / 0918588240
Zalo: 0905 548 995
E: tuvandaivietqn@gmail.com
W: www.tuvandaiviet.com