» Thông tin » Vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty cổ phần

Vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty cổ phần

Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu? Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty, số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ khi Điều lệ công ty hoặc các cổ đông thỏa thuận thời hạn khác ngắn hơn. Về cơ bản, Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty cổ phần, bao nhiêu vốn cũng có thể thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, công ty cổ phần kinh doanh một số ngành nghề nhất định thì sẽ có quy định vốn pháp định, thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định đó (ngành nghề đặc thù).

Xem thêm:

>> Biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần

>> Các loại cổ phần của công ty cổ phần

>> Cách bầu dồn phiếu công ty cổ phần

>> Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

>> Cổ đông rút vốn khỏi công ty cổ phần

Một số câu hỏi về mức vốn tối thiểu của công ty cổ phần

- Có thể đăng ký mức vốn điều lệ là 10 ngàn đồng được hay không?
Luật doanh nghiệp không có quy định về mức vốn tối thiểu, vì vậy công ty có thể tự do đăng ký mức vốn tối thiểu là bao nhiêu tùy vào khả năng kinh doanh. Trừ một số ngành nghề kinh doanh cần mức vốn pháp định thì không đăng ký thành lập công ty kinh doanh ngành đó được.
- Có thể tăng vốn điều lệ công ty cổ phần sau thành lập không?
Hoàn toàn được. Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ. Chào bán cổ phần bao gồm:
• Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
• Chào bán cổ phần riêng lẻ;
• Chào bán ra công chúng.
- Có cần chứng minh nguồn vốn khi thành lập công ty cổ phần hay không?
Không có quy định vào về việc chứng minh nguồn vốn khi thành lập công ty cổ phần, công ty kê khai nguồn vốn và chịu trách nhiệm với việc kê khai đó. Hơn nữa, trong thời hạn 90 ngày thì phải có trách nhiệm góp đủ số vốn điều lệ. Nếu không góp đủ thì phải đăng ký giảm vốn điều lệ. Luật nghiêm cấm việc “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”. Nếu vi phạm thì sẽ bị phạt từ 10-30 triệu đồng theo Nghị định số 50/2016/NĐ-CP.

Xem thêm:

>> Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền cổ đông ưu đãi hoàn lại

>> Công ty cổ phần mua lại cổ phần đã bán

>> Thủ tục hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

>> Thay đổi cổ đông công ty cổ phần

>> Vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty cổ phần

Tổng quan về công ty cổ phần

• Về nguyên tắc, trong công ty cổ phần, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ một số trường hợp đặc thù. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu để huy động vốn.
• Công ty cổ phần là loại hình có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Xem thêm:

>> Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập Công ty cổ phần

>> Lưu ý khi thay đổi vốn Điều lệ Công ty cổ phần

>> Lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn

>> Thủ tục thay đổi cổ đông Công ty cổ phần

>> Thay đổi cổ đông góp vốn công ty cổ phần

Vốn điều lệ của công ty cổ phần

Khi thành lập công ty, các cổ đông có thể tự do đăng ký mức vốn điều lệ là bao nhiêu tùy vào nguồn vốn góp, có thể chia thành bao nhiêu phần tùy thích, mỗi phần giá trị bao nhiêu là phụ thuộc vào ý chí của cổ đông. Tuy nhiên, nếu thành lập công ty cổ phần với mong muốn được niêm yết lên sàn chứng khoán hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng để trở thành công ty đại chúng, mệnh giá cổ phần phải là 10.000 đồng/1 cổ phần.

Quyền và trách nhiệm khi không góp đủ số vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty cổ phần

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Xem thêm:

>> Thay đổi người đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần

>> Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần

>> Thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần

>> Một số lưu ý sau khi thành lập công ty cổ phần

>> Hồ sơ thủ tục thành lập công ty cổ phần

Nếu góp không đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký thì giải quyết thế nào?

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua khi thành lập công ty, nếu không ty không góp đủ số vốn thì phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ, đồng thời nếu có cổ đông không góp hoặc không góp đủ thì phải làm thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông, cụ thể như sau:
• Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua thì không còn là cổ đông công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần cho người khác;
• Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
• Các cổ đông nếu không thanh toán thì vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và trách nhiệm khác trong phạm vi số cổ phần đã đăng ký mua trước thời điểm công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Một số ngành nghề sau yêu cầu vốn pháp định khi thành lập như:

• Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng đầu tư: 3000 tỷ đồng;
• Ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển: 5000 tỷ đồng;
• Công ty tài chính: 500 tỷ đồng;
• Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng;
• Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng;
• Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng;
• Sản xuất phim: 1 tỷ đồng;
• Kinh doanh vận chuyển hàng không quốc tế: Khai thác từ 1-10 tàu bay: 500 tỷ đồng; Khai thác từ 11-30 tàu bay: 800 tỷ đồng; Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng;
• Kinh doanh vận chuyển hàng không nội địa: Khai thác từ 1-10 tàu bay: 200 tỷ đồng; Khai thác 11-30 tàu bay: 400 tỷ đồng; Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng;
• Doanh nghiệp cảng hàng không kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng;
• Doanh nghiệp cảng hàng không kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng;
• Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng;
• Dịch vụ kiểm toán: 5 tỷ đồng;
• Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuốc trung ương: 5 tỷ đồng; trong phạm vi khu vực: 30 tỷ đồng; trong phạm vi toàn quốc: 100 tỷ đồng;
• Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện: 20 tỷ đồng; không sử dụng băng tần số vô tuyến điện (mạng viễn thông di động ảo): 300 tỷ đồng; có sử dụng bằng tấn số vô tuyến điện: 500 tỷ đồng.

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty cổ phần của Công ty Đại Việt

• Tư vấn các quy định pháp luật tổng quan về Công ty cổ phần;
• Tư vấn về vốn điều lệ, cổ phần, ngành nghề kinh doanh trong Công ty cổ phần;
• Tư vấn về hồ sơ, điều kiện và thủ tục để thành lập Công ty cổ phần;
• Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước để đăng ký thành lập Công ty;
• Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách khàng làm việc với cơ quan thuế, thực hiện kê khai thuế sau thành lập;
• Tư vấn, hỗ trợ khách hàng khắc dấu và mở tài khoản ngân hàng;
Công ty Đại Việt làm việc dựa trên sự hài lòng của khách hàng và uy tín của công ty. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến thành lập Công ty cổ phần.

Xem thêm:

>> Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

>> Quy định vốn góp để thành lập công ty cổ phần

>> Tổng quan thành lập công ty cổ phần

>> Lưu ý sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty cổ phần

>> Thủ tục hồ sơ giải thể công ty cổ phần

>> Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập Công ty cổ phần

>> Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH

0905 548 995


Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.tuvandaiviet.com

Đang online: 1    Lượt truy cập: 2790428