» Thông tin » Tư vấn hoạt động của khu chế xuất và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Tư vấn hoạt động của khu chế xuất và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

Câu hỏi về hoạt động của khu chế xuất & giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O của khách hàng

1. Công ty TNHH Dong San Vina Precision bên e là Doanh nghiệp chế Xuất. Hiện tại bên e đang chuẩn bị bán hàng cho doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam. Bên e muốn hỏi bên e có được phép bán hàng cho Doanh nghiệp của Việt nam không? Nếu bán thì có phải chịu thuế không? Nếu phải chịu thuế thì bên e phải làm thủ tục như thế nào?
2. Bên khách hàng đang muốn cấp C/O để họ được miễn thuế, bên e có đủ điệu kiện cấp C/O hay không?
Theo những thông tin bạn trao đổi, Luật Đại Việt xin tư vấn sơ bộ cho bạn như sau:
Xem thêm:
>> Biên bản góp vốn thành lập công ty
>> Các hành vi bị cấm theo trong hoạt động kinh doanh
>> Các loại vốn của doanh nghiệp

>> Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý hoạt động của khu chế xuất & giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O:

• Thông tư 38/2015/NĐ-CP;
• Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Về vấn đề nhập khẩu phế liệu sắt về Việt Nam, Đại Việt xin đưa ra tư vấn sơ bộ cho khách hàng như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp có được phép bán hàng cho doanh nghiệp nội địa Việt Nam hay không? Nếu bán thì mức thuế như thế nào?

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyển sản xuất hàng hóa tiêu dùng sử dụng trong mục đích xuất khẩu thị trường nước ngoài và phải nằm trong khu chế xuất. Tuy nhiên không có quy định nào cấm cấm các doanh nghiệp chế xuất thực hiện mua bán hàng hóa, phân phối hàng hóa cho doanh nghiệp nội địa, thực tế việc này cũng không hề ít. Theo điều 77, thông tư 38/2015/NĐ-CP thì:
“1. Doanh nghiệp chế xuất được thực hiện mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 của Chính phủ phải thực hiện hạch toán riêng, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất; phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền phân phối.

Xem thêm:

>> Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH

>> Thành lập công ty lữ hành quốc tế

>> Chuyển đổi công ty cổ phần sang công ty TNHH

>> Thành lập công ty trò chơi điện tử có thưởng

2. Doanh nghiệp chế xuất chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của pháp luật. Các ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác áp dụng đối với việc sản xuất để xuất khẩu của Doanh nghiệp chế xuất không áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của Doanh nghiệp chế xuất.”
Rõ ràng, doanh nghiệp chế xuất có thể thực hiện mua bán hàng hóa với doanh nghiệp nội địa, tuy nhiên hoạt động này phải thực hiện hạch toán độc lập và sẽ không được hưởng ưu đãi của khu phi thuế quan trong trường hợp này. Ngoài ra và bố trí khu lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.
Trường hợp công ty có 1-100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cần phải xin giấy phép kinh doanh để được thực hiện các hoạt động thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng, thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa.

Thứ 2, Tư vấn về việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

C/O là chứng từ quan trọng giúp doanh nghiệp được hưởng ưu đã về thuế quan khi thực hiện hoạt động xuất khẩu sang nước khác. Về cơ bản, mọi hàng hóa đề có quyền yêu cầu được cấp giấy chứng nhận xuất cứ hàng hóa, tuy nhiên có được cấp hay không và có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khách hàng cần lưu ý một vài điểm cơ bản như sau:
• Xuất xứ hàng hóa được tính chủ yếu dựa vào giá trị nội địa của hàng hóa chủ yếu dựa vào RVC (hàm lượng giá trị khu vực) hoặc CTC (Chuyển đổi mã số HS của hàng hóa). Đây là một quy định khá chuyên sâu, khách hàng cần liệt kê tất cả các nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm xuất khẩu để tính được RVC của hàng hóa hoặc quy đổi CTC;
Xem thêm:
>> Thủ tục hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty
>> Cách ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh
>> Các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
>> Hướng dẫn cách đặt tên công ty doanh nghiệp

• Tùy vào nước mà doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa mà C/O xin cấp sẽ khác nhau và điều kiện cấp cũng khác nhau. Ví dụ: Việt Nam là một nước thuộc ASEAN, nếu doanh nghiệp xuất khẩu sang một nước ASEAN khác doanh nghiệp cần phải xin mẫu C/O form D với yêu cầu RVC lớn hơn hoặc bằng 40% hoặc thực hiện chuyển đổi mã số hàng hóa theo hiệu định ATIGA;
• Không phải được cấp C/O là luôn luôn được hưởng ưu đãi thuế quan, điều này phụ thuộc vào quan hệ đối ngoại của Việt Nam với quốc gia nhập khẩu.
Nếu có bất kỳ khó khăn nào liên quan khách hàng vui lòng liên hệ Đại Việt để được tư vấn cụ thể hơn. 

Xem thêm:

>> Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ

>> Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ

>> Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

>> Tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập doanh nghiệp

>> Trình tự thủ tục góp vốn bằng tài sản cố định vào doanh nghiệp

>> Chuyển nhượng phần vốn góp công ty TNHH 2 thành viên

>> Hợp nhất công ty doanh nghiệp

>> Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH

0905 548 995


Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.tuvandaiviet.com

Đang online: 1    Lượt truy cập: 2756998