» Thông tin » Tư vấn chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài

Tư vấn chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài

Quy định chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài gồm những gì? Chẳng hạn công ty TNHH hai thành viên trở lên, nay một trong các thành viên muốn chuuyển nhượng một phần vốn góp của mình cho cá nhân hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Vậy, theo tiến trình gia nhập WTO thì hiện nay thì có thể chuyển nhượng bao nhiêu phần trăm phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài? Và sau khi chuyển đổi phần vốn góp cho người nước ngoài thì công ty vẫn hoạt động kinh doanh bình thường theo như các ngành nghề đã đăng ký đúng không?
Xem thêm:
>> Chuyển nhượng công ty cho người nước ngoài
>> Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài
>> Giải thể công ty có vốn đầu tư nước ngoài

>> Chuyển nhượng cổ phẩn cho cổ đông sáng lập người nước ngoài

Quy định chuyển nhượng vốn góp cho người nước

Theo qui định tại Điều 9 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp thì:

Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Và theo qui định tại Điều 8 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp thì:
1. Doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép, xin chấp thuận, hỏi ý kiến của bất kỳ cơ quan nhà nước nào, nếu ngành nghề kinh doanh đó:
• Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh;
• Không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó, kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định.
Nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh khi không đủ điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn), Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc (đối với công ty cổ phần), tất cả các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (đối với doanh nghiệp tư nhân) phải cùng liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó.
Vậy, trừ trường hợp mà Luật không cho phép kinh doanh thì tham gia kinh doanh nói chung và người nước ngoài nói riêng sẽ không được tham gia thành lập doanh nghiệp để kinh doanh ngành nghề đó.
Trong trường hợp người nước ngoài được tham gia thành lập doanh nghiệp thì có quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và ngược lại.
Bạn có thể tham khảo tại các văn bản sau: Luật doanh nghiệp 2005; Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 Ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam…
Xem thêm:
>> Người nước ngoài kinh doanh dịch vụ lữ hành và điều hành tour du lịch
>> Điều kiện thành lập công ty quảng cáo có vốn nước ngoài
>> Thuế thu nhập doanh nghiệp công ty có người nước ngoài
>> Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Tỷ lệ chuyển nhượng vốn góp cho người nước là bao nhiêu?

Theo Điều 10 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp thì:

Tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp, trừ các trường hợp dưới đây:
• Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp đặc thù áp dụng quy định của các luật nói tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;
• Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty niêm yết thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
• Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam).
Xem thêm:
>> Thành lập công ty đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch vốn nước ngoài
>> Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam
>> Thành lập công ty đại lý tàu biển có vốn nước ngoài
>> Thành lập công ty phần mềm vốn nước người
• Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hoá và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
Vậy, Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép góp vốn dưới hình thức mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp này, tổng mức vốn cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong một doanh nghiệp không được vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó, trừ khi pháp luật Việt Nam có qui định khác hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Một năm sau khi gia nhập, hạn chế 30% cổ phần nước ngoài trong việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được bãi bỏ…
Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần mới phát hành, nhận chuyển nhượng cổ phần theo quy định về mua cổ phần, chuyển nhượng cổ phần và thực hiện đăng ký cổ đông, hoặc đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.
Trường hợp nhận vốn góp cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 3 Điều 84 hoặc nhận chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp, thì còn phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền.
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hoặc của chủ sở hữu công ty theo quy định về góp vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp; và đăng ký thay đổi thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
Việc đăng ký thay đổi thành viên đối với công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền.
Việc đăng ký thay đổi thành viên trong trường hợp khác thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH

0905 548 995


Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.tuvandaiviet.com

Đang online: 1    Lượt truy cập: 2790540