Thủ tục thuê người đại diện theo pháp luật
Cơ sở pháp lý thuê người đại diện theo pháp luật
• Luật Doanh nghiệp 2020;
• Bộ luật Lao động 2019;
• Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007;
• Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công ty
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tại Điều 12 về Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp vớitư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
a. Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;
b. Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối vớidoanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
Xem thêm:
>> Thành lập công ty bảo hiểm
>> Thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH hai thành viên trở lên
>> Thủ tục chuyển nhượng, mua bán công ty TNHH
>> Thành lập công ty dịch vụ cầm đồ
6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
7. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng lao động đối với người đại diện theo pháp luật được thuê
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, không cấm doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật. Do vậy, doanh nghiệp có thể thuê người đại diện pháp luật mà không nhất thiết phải là chủ sở hữu công ty, thành viên hay cổ đông trong công ty. Nhiệm kỳ của người đại diện pháp luật luật Doanh nghệp không quá 5 năm.
Tại khoản 2 Điều 13 Bộ luật Lao đông 2019: “Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động”.
Tại khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao đông 2019: “Hình thức hợp đồng quy định Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản”.
Căn cứ theo quy định trên, việc thuê người khác làm người đại diện pháp luật công ty là mới quan hệ giữ người sử dụng lao động và người lao động, người đại diện theo pháp luật được thuê sẽ ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, đại diện doanh nghiệp ký hợp đồng là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, nhiệm kỳ người đại diện pháp luật. Do đó, mối quan hệ này sẽ không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của Luật Doanh nghiệp mà còn chịu sự điều chỉnh bởi Luật Lao động. Việc ký kết hợp đồng lao động là bắt buộc.
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp 2020)
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:
a. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
b. Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
c. Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.
Quy định mức thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân:
Thuế TNCN chỉ áp dụng với cá nhân sau khi trừ các khoản giảm trừ thuế mà vẫn còn thu nhập (cụ thể: bản thân 11 triệu đồng/tháng, mỗi người phụ thuộc đăng ký giảm trừ gia cảnh 4.4 triệu đồng/tháng và các khoản đóng bảo hiểm)
Cách tính thuế TNCN: việc tính thuế TNCN được áp dụng cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể như sau:
• Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên: tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần:
Thuế TNCN phải nộp
|
=
|
Thu nhập tính thuế TNCN
|
X
|
Thuế suất
|
• Đối với cá nhân cư trú ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ: khấu trừ 10% thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên (không phân biệt có mã số thuế hay không)
• Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài: tính 20% thuế TNCN.
Như vậy, việc nộp thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của người lao động cần phải thực hiện với nhà nước.
Quy định về thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ được gọi là thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định “Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm: a)Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công”.
Quy định về đóng bảo hiểm xã hội
Tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội như sau: “ a) Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng”.
Như vậy trường hợp Doanh nghiệp ký kết Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn từ 1 tháng trở nên thì Doanh nghiệp thuộc diện nộp BHXH bắt buộc.
Xem thêm:
>> Thủ tục góp vốn tài sản thành lập công ty
>> Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
>> Thủ tục chia, tách công ty, doanh nghiệp
>> Thủ tục chuyển nhượng công ty, doanh nghiệp
>> Thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
>> Thủ tục chuyển nhượng vốn góp công ty trách nhiệm hữu hạn
>> Thủ tục thông báo hoạt động trở lại của doanh nghiệp
>> Thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện