Thành lập công ty đại lý tàu biển vốn nước ngoài
Thủ tục thành lập công ty đại lý tàu biển vốn nước ngoài gồm những gì? Trong số các hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng hải thì dịch vụ đại lý tàu biển là một ngành dịch vụ có nhu cầu lớn. Đối với những nhà đầu tư nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư đến từ các quốc gia có trình độ ngành hàng hải cao thì đầu tư kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam là một hướng đi đầy tiềm năng.
Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi cho ngành hàng hải. Ngoài việc được tự nhiên ưu đãi đường bở biển dài hơn 3000 km thì Việt Nam cũng là quốc gia có ngành sản xuất rất phát triển, là một trong những trung tâm gia công lớn của thế giới và cũng là nơi nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu và hàng hóa từ nước ngoài nên hoạt động hàng hải tại Việt Nam luôn sôi động.
Điều kiện thành lập công ty đại lý tàu biển vốn nước ngoài
Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển không đòi hỏi giấy phép con nên sau khi thành lập công ty, nhà đầu tư có thể đi vào hoạt động miễn là đảm bảo các điều kiện về giới hạn vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực như đề cập dưới đây trong suốt thời gian hoạt động.
Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê trong Luật số 03/2016/QH14 nên nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các quy định của luật chuyên ngành:
Điều kiện về tổ chức bộ máy nhân sự công ty đại lý tàu biển
• Nhân viên đại lý tàu biển phải là công dân Việt Nam, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ chuyên môn về đại lý tàu biển.
• Có người chuyên trách thực hiện công tác pháp chế đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành luật.
• Có người chuyên trách thực hiện kinh doanh, khai thác dịch vụ đại lý tàu biển đã tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế.
Điều kiện tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
Cách thức thành lập công ty đại lý tàu biển vốn nước ngoài
Cách 1: Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty đại lý tàu biển Việt Nam
Một cách khác mà nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện khi đầu tư vào Việt Nam là góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty đại lý tàu biển Việt Nam. Nếu thực hiện cách thức này, nhà đầu tư nước ngoài không phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty đại lý tàu biển Việt Nam. Xin lưu ý là để nhận được chấp thuận cho phép góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo tỷ lệ vốn góp của mình không vượt quá 49% vốn điều lệ trong công ty. Cách này sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như các công ty đại lý tàu biển Việt Nam đã đi vào hoạt động đã đáp ứng các điều kiện luật định.
Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Hồ sơ bao gồm:
• Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
• Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thể hiện những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Trình tự, thủ tục: Nếu việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu và hình thức đầu tư phù hợp với Biểu cam kết và pháp luật Việt Nam thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 2: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và thay đổi cổ đông, thành viên
Cách 2: Thành lập công ty đại lý tàu biển có vốn nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1: Nhà đầu tư xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư
Hồ sơ bao gồm:
• Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;
• Đối với nhà đầu tư là cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
• Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
• Đề xuất dự án đầu tư;
• Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
• Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
• Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:
• Điều lệ doanh nghiệp;
• Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
• Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
• Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
• Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
• Giấy ủy quyền (nếu có);
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Khắc dấu sau thành lập công ty đóng tàu biển
• Doanh nghiệp có thể tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.
• Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Công bố nội dung thành lập công ty đại lý tàu biển
• Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
• Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Căn cứ pháp lý để thành lập
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 được Quốc Hội thông qua ngày 25/11/2015 có nhiều quy định áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực hàng hải tại Việt Nam. Bộ luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2017. Các nhà đầu tư nước ngoài nên dành thời gian tìm hiểu các quy định mới, nhất là về giới hạn và điều kiện đầu tư để kế hoạch kinh doanh của mình thuận lợi nhất. Loại bỏ rào cản pháp lý là công việc quan trọng không kém việc nghiên cứu thị trường hay thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác.
• Luật Đầu tư 2014;
• Luật Doanh nghiệp 2014;
• Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017);
• Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017).
Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì dịch vụ đại lý tàu biển bao gồm:
• Ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương;
• Ký kết các loại hợp đồng: vận chuyển, bảo hiểm hàng hải, bốc dỡ hàng hóa, thuê tàu, thuê thuyền viên;
• Thực hiện thủ tục tảu biển đến, rời cảng;
• Thu chi các khoản tiền liên quan đến việc khai thác tàu;
• Thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu;
• Giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển;
• Cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm, nước sinh hoạt cho tàu biển;
• Dịch vụ liên quan đến thuyền viên;
• Trình kháng nghị hàng hải.
Đại Việt cung cấp dịch vụ đầu tư nước ngoài
• Soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục tại các cơ quan nhà nước khi được khách hàng ủy quyền;
• Tư vấn trình tự, thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
• Tư vấn các điều kiện đối với từng ngành nghề đầu tư kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
• Tư vấn các vấn đề sau thành lập: hợp đồng, lao động, thuế, bảo hiểm xã hội…