Thành lập công ty chế biến thực phẩm
Thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm và các ngành nghề liên quan như thế nào? Thực phẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Do đó, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở các nước đều rất phát tiển. Các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề này cũng được thành lập ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Trình tự thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty chế biến thực phẩm
Hồ sơ thành lập công ty chế biến thực phẩm:
• Giấy đề nghị đăng ký công ty;
• Điều lệ công ty;
• Bản sao các giấy tờ: Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
• Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
• Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
• Giấy ủy quyền cho công ty Đại Việt.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký thành lập công ty
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Vì thế, công ty sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu sau thành lập công ty chế biến thực phẩm
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của công ty. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Đại Việt hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.
Các thủ tục sau khi thành lập công ty chế biến thực phẩm
• Treo biển tại trụ sở công ty;
• Đăng ký nộp thuế điện tử;
• Mở tài khoản ngân hàng của công ty;
• Đặt mua hóa đơn lần đầu;
• Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
• Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế (mẫu 06);
• Đăng ký chữ ký số điện tử;
• Kê khai và nộp thuế môn bài;
• Ghi nhận và thực hiện góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Một số ngành nghề liên quan chế biến thực phẩm có thể đăng ký
STT
|
Tên ngành nghề
|
Mã ngành nghề
|
1
|
Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
|
1010
|
2
|
Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản.
|
1020
|
3
|
Chế biến và bảo quản rau quả
|
1030
|
4
|
Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật
|
1040
|
5
|
Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
|
1050
|
6
|
Xay xát và sản xuất bột thô
|
1061
|
7
|
Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
|
1062
|
8
|
Sản xuất các loại bánh từ bột
|
1071
|
9
|
Sản xuất đường
|
1072
|
10
|
Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo
|
1073
|
11
|
Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự
|
1074
|
12
|
Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn
|
1075
|
13
|
Sản xuất thực phẩm khác
|
1079
|