» Thông tin » Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty tnhh

Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty tnhh?

Nên thành lập doanh nghiệp tư nhân hay công ty tnhh? Chúng tôi sẽ chia sẻ và nêu rõ những ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp trong bài viết sau. Qua đó, sẽ giúp người khởi nghiệp có những nhận định chính xác và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất cho mình.

Xem thêm:

>> Điều kiện thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ

>> Điều kiện thành lập doanh nghiệp đại diện sở hữu trí tuệ

>> Thành lập công ty tư vấn giám sát thi công, kiểm định xây dựng

>> Thủ tục lưu hành, xuất khẩu, kinh doanh khẩu trang

Có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân?

Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

• Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên xây dựng làm chủ, chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản của doanh nghiệp và chịu một số giới hạn so với doanh nghiệp nhà nước.
• Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, có nghĩa là chủ doanh nghiệp có trách nhiệm chịu toàn bộ các tài sản của mình trong kinh doanh lẫn ngoài kinh doanh của doanh nghiệp đó.
• Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
• Các doanh nghiêp và cá nhân điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp những hoạt động của doanh nghiệp và phải chịu toàn bộ về các khoản nợ cũng như lãi xuất của doanh nghiệp đó.

Xem thêm:

>> Thành lập công ty nuôi trồng thủy sản

>> Thành lập công ty sản xuất kinh doanh đồ nội thất

>> Thành lập công ty dịch vụ môi giới bất động sản

>> Thành lập công ty lữ hành nội địa
>> Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân

Vốn của doanh nghiệp tư nhân

• Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ: Số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác cũng phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
• Doanh nghiệp tư nhân không đươc phát hành chứng khoán để huy động vốn trong kinh doanh và các doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
• Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng, giảm vốn đầu tư của của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đó khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
• Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân đều được phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân.

Xem thêm:

>> Căn cứ pháp lý thành lập doanh nghiệp Nhà nước

>> Lưu ý thay đổi người đại diện pháp luật của doanh nghiệp

>> Thành lập công ty khai thác thủy sản

>> Thành lập công ty kiểm toán

Có nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn?

Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, trong đó có 2 loại hình nhỏ là loại hình doanh nghiệp có 1 thành viên và 2 thành viên trở lên.

Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005), là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
• Đặc điểm về chuyển nhượng vốn góp: Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
• Đặc điểm về chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Đây là công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.
• Đặc điểm về phát hành chứng khoán: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh.
• Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần.

Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thuộc điều 38 luật doanh nghiệp là doanh nghiệp trong đó có thành viên của công ty có thể tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50.
• Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
• Phần vốn của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43,44,45 của Luật Doanh nghiệp..
• Công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh.
• Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có từ hai thành viên và tối đa không quá 50 thành viên tham gia công ty.
• Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng hoặc không bằng nhau.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Phần vốn góp của các thành viên công ty được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty; các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty. 

Xem thêm:

>> Thành lập công ty dịch vụ kế toán

>> Thành lập công ty kinh doanh vàng

>> Thành lập công ty xuất khẩu lao động

>> Thành lập công ty dịch vụ mạng xã hội

>> Thành lập công ty mua bán hàng hóa

>> Thủ tục thành lập công ty dược phẩm

>> Thành lập công ty sản xuất điện năng lượng mặt trời
>> Thành Lập Công Ty tnhh 2 Thành Viên

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH

0905 548 995


Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.tuvandaiviet.com

Đang online: 1    Lượt truy cập: 2850267