» Thông tin » Nên thành lập doanh nghiệp TN, công ty hay hộ kinh doanh

Nên thành lập doanh nghiệp TN, công ty hay hộ kinh doanh?

Nên thành lập doanh nghiệp TN, công ty hay hộ kinh doanh? Đây là trăn trở của nhiều người khởi nghiệp. Để giúp quý khách có những nhận định chính xác và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất cho mình, Đại Việt sẽ nêu rõ những ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp trong bài viết sau.
Xem thêm:
>> Thủ tục hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty
>> Cách ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh
>> Các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
>> Hướng dẫn cách đặt tên công ty doanh nghiệp

1. Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Vốn của doanh nghiệp tư nhân

• Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ: Số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác cũng phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
• Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng, giảm vốn đầu tư của của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đó khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
• Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân đều được phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân.

Xem thêm:

>> Vốn pháp định của doanh nghiệp

>> Tiêu chí để xác định doanh nghiệp vừa

>> Cách khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

>> Lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp
>> Thành Lập Công Ty tnhh 1 Thành Viên

Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân

• Mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
• Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên xây dựng làm chủ
• Doanh nghiệp tư nhân không đươc phát hành chứng khoán để huy động vốn trong kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

Trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

• Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên xây dựng làm chủ, chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản của doanh nghiệp và chịu một số giới hạn so với doanh nghiệp nhà nước.
• Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, có nghĩa là chủ doanh nghiệp có trách nhiệm chịu toàn bộ các tài sản của mình trong kinh doanh lẫn ngoài kinh doanh của doanh nghiệp đó.
• Các doanh nghiêp và cá nhân điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp những hoạt động của doanh nghiệp và phải chịu toàn bộ về các khoản nợ cũng như lãi xuất của doanh nghiệp đó.

2. Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể

• Hộ kinh doanh cá thể được quyền chuyển đổi thành doanh nghiệp: Công ty TNHH và công ty cổ phần. Theo đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chuyển đồi từ hộ kinh doanh lên thực hiệ theo từng loại hình doanh nghiệp.

Thuế hộ kinh doanh cá thể như thế nào?

• Hộ kinh doanh cá thể có lợi thế là kê khai thuế đơn giản phù hợp đối với các chủ thể có nhu cầu kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ ăn uống….
• Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng, do đó nhiều đối tác cân nhắc khi mua hàng hóa của hộ kinh doanh cá thể.

Trách nhiệm pháp lý đối với hộ kinh doanh cá thể

• Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản dân sự của chủ hộ về hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể đây là hạn chế của hộ cá thể so với công ty TNHH và Công ty cổ phần, cụ thể người góp vốn, góp cổ phần chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp đưa vào hoạt động kinh doanh.

Đối tượng thành lập hộ kinh doanh

• Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
• Hộ cá thể chỉ được sử dụng tối đa 09 lao động.
• Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh cá thể.

Quy định địa chỉ của hộ kinh doanh cá thể

+ Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch.
+ Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Xem thêm:

>> Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

>> Bổ sung ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề

>> Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản

>> Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ

3. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay, trong đó có 2 loại hình nhỏ là loại hình doanh nghiệp có 1 thành viên và 2 thành viên trở lên.

Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

• Đây là công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi vốn điều lệ.
• Đặc điểm về chuyển nhượng vốn góp: Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
• Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
• Đặc điểm về phát hành chứng khoán: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn trong kinh doanh.
• Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần.

Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

• Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó có thành viên của công ty có thể tổ chức, cá nhân.
• Số lượng thành viên công ty tối thiểu là 2 và tối đa không vượt quá 50 người.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Các thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty.
• Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
• Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Phần vốn góp của các thành viên công ty được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
• Phần vốn của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43, 44, 45 của Luật Doanh nghiệp.
• Trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải có từ hai thành viên và tối đa không quá 50 thành viên tham gia công ty.
• Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng hoặc không bằng nhau.
 
    

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH

0905 548 995


Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.tuvandaiviet.com

Đang online: 1    Lượt truy cập: 2850558