Điều kiện thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Điều kiện thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội gồm những gì? Doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp, có hoạt động kinh doanh nhưng xác định mục tiêu hoạt động chính là nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích công cộng, phần lớn lợi nhuận thu được dùng để phục vụ mục tiêu xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
Phân loại doanh nghiệp xã hội
• Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận là doanh nghiệp do các cá nhân hay tổ chức đứng ra thành lập doanh nghiệp kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội, thường hoạt động dưới các hình thức của công ty TNHH hay công ty cổ phần. Lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng phát triển xã hội.
• Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận là mô hình kinh doanh mặc dù có lợi nhuận nhưng không bị chia phối về lợi nhuận hay đặt nặng vấn đề về tài chính. Thay vào đó là chú trọng vào mục đích chia sẻ các dự án môi trường, xã hội và vì cộng đồng. Đa số lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các hoạt động này.
Tiêu chí xác định doanh nghiệp xã hội
Theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
• Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.
• Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
• Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
• Quyết định của doanh nghiệp về việc thông qua nội dung bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã ký;
• Điều lệ doanh nghiệp xã hội (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
• Bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
• Danh sách thành viên hoặc cổ đông;
• Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội;
• Bản sao hợp lệ biên bản họp của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty/chủ tịch công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh thông qua nội dung bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
• Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ sở hữu, của các thành viên góp vốn, của cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đại diện ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có);
• Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là đại diện pháp luật của công ty đi nộp).
Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội
• Luật Đại Việt tư vấn điều kiện, quy trình, thủ tục pháp lý liên quan đến mỗi nội dung của hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội để khách hàng chuẩn bị.
• Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ của Đại Việt, luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ soạn thảo hồ sơ chuyển khách hàng ký để chúng tôi thực hiện các bước tiếp theo.
• Nếu công ty tự nộp hồ sơ thì chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội
• Thủ tục nộp lệ phí công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện song song với thủ tục nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
• Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, Công ty Đại Việt tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội tới Phòng đăng ký kinh doanh thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được thẩm định nội dung.
• Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh sẽ tiến hành việc nộp 01 bộ hồ sơ (hồ sơ giấy) tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.
• Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ để doanh nghiệp biết.
Bước 3: Thủ tục khác cho doanh nghiệp xã hội
• Ngay khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế công ty Đại Việt sẽ tiến hành khắc dấu cho doanh nghiệp.
• Thời gian thực hiện: 01 ngày
Để tránh những rủi ro pháp lý sau này, sau khi thành lập doanh nghiệp, khách hàng nên hoàn tất những thủ tục sau:
• Khắc con dấu và công bố mẫu dấu
• Đăng ký tài khoản ngân hàng
• Mua hóa đơn
• Nộp phí, lệ phí môn bài theo quy định
Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội
Điều kiện về trụ sở chính
• Không đặt trụ sở doanh nghiệp tại địa chỉ là căn hộ chung cư (trừ căn hộ chung cư có chức năng thương mại) hoặc nhà tập thể.
• Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Điều kiện về vốn điều lệ của doanh nghiệp xã hội
• Trường hợp sau 90 ngày kể từ thời điểm cam kết góp vốn, khi không đủ số vốn thực góp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ.
• Tùy theo ngành nghề và quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình.
• Doanh nghiệp phải đảm bảo góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp xã hội
• Đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật.
• Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.
Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp xã hội
Tất cả tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:
• Không thuộc trường hợp các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020.
• Tổ chức có tư cách pháp nhân;
• Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
Điều kiện về tên của doanh nghiệp xã hội
Theo Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020, tên của doanh nghiệp xã hội phải đảm bảo hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng;
• Có thể bổ sung cụm từ “xã hội” vào tên riêng doanh nghiệp. Ví dụ: Công Ty TNHH Doanh Nghiệp Xã Hội Đại Việt;
• Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
• Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
• Không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020.
Tài liệu cần chuẩn bị để đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội
Khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp xã hội và thông qua dịch vụ của Công ty Đại Việt, Quý khách hàng chỉ cần chuẩn bị các tài liệu để Công ty Đại Việt soạn thảo hồ sơ và ký hồ sơ, mọi công việc còn lại sẽ do Đại Việt thực hiện toàn bộ.
Những thuận lợi và khó khăn khi thành lập doanh nghiệp xã hội
Thuận lợi khi thành lập doanh nghiệp xã hội
• Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường;
• Doanh nghiệp xã hội được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;
• Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;
• Doanh nghiệp xã hội được nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Tuy nhiên mỗi ngành, nghề, lĩnh vực doanh nghiệp xã hội lại có những chính sách ưu đãi khác nhau.
Những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp xã hội
• Phạm vi, lĩnh vực và ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam được bố trí chưa đồng đều, khiến nhà nước gặp nhiều khó khăn trong quản lý dân cư và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
• Quy định pháp luật đối với loại hình này còn nhiều bất cập. Quan niệm về doanh nghiệp xã hội chưa rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau; vị trí của nó được nhìn nhận đúng đắn; chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp này còn nghèo nàn và mờ nhạt.
• Một bộ phận dân cư trong cộng đồng xã hội có tâm lý hoài nghi về mục tiêu xã hội của doanh nghiệp xã hội vì họ đã quá quen với nếp nghĩ rằng, mục tiêu tối cao của doanh nghiệp phải là lợi nhuận. Do đó, họ thiếu đi sự cảm thông và không sẵn lòng chia sẻ, ủng hộ với doanh nghiệp xã hội.
• Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức và hoạt động, như thiếu vốn và yếu kém trong khả năng tiếp cận các nguồn tài chính.