» Thông tin » Cổ đông rút vốn khỏi công ty cổ phần

Cổ đông rút vốn khỏi công ty cổ phần

Hình thức công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất, bên cạnh loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Các cổ đông rút vốn khỏi công ty cổ phần dưới hai hình thức: yêu cầu công ty hoặc người khác mua lại cổ phần của mình. Để thuận tiện cho nhu cầu tìm hiểu của Quý Khách hàng, Công ty Tư Vấn Đại Việt xin tổng hợp và gửi đến Quý Khách hàng một số quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này như sau:

Xem thêm:

>> Biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần

>> Các loại cổ phần của công ty cổ phần

>> Cách bầu dồn phiếu công ty cổ phần

>> Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

>> Cổ đông rút vốn khỏi công ty cổ phần

Cổ đông rút vốn bằng cách chuyển nhượng cổ phần cho người khác

Một cách khác để cổ đông rút vốn khỏi công ty cổ phần là chuyển nhượng cổ phần. Luật Doanh nghiệp cho phép cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, trừ các trường hợp sau:
• Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho người khác (không phải cổ đông sáng lập) nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận;
• Trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng và được nêu rõ trong cổ phiếu.
Hình thức thực hiện: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là hợp đồng chuyển nhượng phải có đầy đủ chữ ký của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Nếu các bên là pháp nhân thì do đại diện theo ủy quyền ký kết.

Xem thêm:

>> Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền cổ đông ưu đãi hoàn lại

>> Công ty cổ phần mua lại cổ phần đã bán

>> Thủ tục hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

>> Thay đổi cổ đông công ty cổ phần

>> Vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty cổ phần

Cổ đông rút vốn bằng cách yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình

Trong trường hợp cổ đông phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
Hình thức thực hiện: Yêu cầu này phải được lập thành văn bản với các nội dung sau: tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại.
Thời hạn thực thi:
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thì cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình phải gửi yêu cầu đến công ty.
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trên, công ty phải mua lại cổ phần của cổ đông có yêu cầu với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc được quy định trong điều lệ công ty. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

Xem thêm:

>> Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập Công ty cổ phần

>> Lưu ý khi thay đổi vốn Điều lệ Công ty cổ phần

>> Lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn

>> Thủ tục thay đổi cổ đông Công ty cổ phần

>> Thay đổi cổ đông góp vốn công ty cổ phần

Một số lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần

Tư cách pháp lý của các bên: Các bên (công ty cổ phần, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng) phải có tư cách pháp lý hợp pháp và hoạt động hợp pháp. Để đảm bảo yếu tố này, đi kèm hợp đồng chuyển nhượng là các giấy tờ chứng minh sự thành lập hợp pháp và giấy ủy quyền để ký kết hợp đồng.
Các hợp đồng lớn của công ty cổ phần: Đây là một vấn đề này quan trọng vì bên nhận chuyển nhượng, khi mua lại cổ phần, thường quan tâm đến cổ tức, mà cổ tức chỉ được chi trả sau khi công ty đã thanh toán xong các khoản nợ đến hạn. Giả sử công ty cổ phần đó ký kết các hợp đồng có giá trị lớn với các bên thứ ba khác thì bên nhận chuyển nhượng nên lưu tâm đến các hợp đồng này vì chúng sẽ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm lợi nhuận.
Bên cạnh đó, các vấn đề về thực hiện nghĩa vụ thuế, báo cáo tài chính và sự minh bạch tài chính, các tranh chấp với các bên thứ ba và danh mục tài sản đang được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của công ty cổ phần cũng là vấn đề mà bên nhận chuyển nhượng cần quan tâm và đưa vào hợp đồng. Những vấn đề này có thế được sử dụng làm căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nếu bên chuyển nhượng và phía công ty cổ phần có sự vi phạm.

Xem thêm:

>> Thay đổi người đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần

>> Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần

>> Thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần

>> Một số lưu ý sau khi thành lập công ty cổ phần

>> Hồ sơ thủ tục thành lập công ty cổ phần

Dịch vụ của Công ty Tư Vấn Đại Việt:

• Tư vấn trình tự, thủ tục và các loại giấy phép liên quan đến tiến trình đầu tư và thành lập doanh nghiệp;
• Tư vấn và soạn thảo các loại hợp đồng;
• Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
• Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và đầu tư;
• Tư vấn kế toán thuế doanh nghiệp;
• Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh;
• Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan như thuế, lao động, bảo hiểm xã hội, sở hữu trí tuệ;
• Tư vấn sau thành lập doanh nghiệp;
• Xem xét và đưa ra lời khuyên đối với các hợp đồng khách hàng cung cấp.
Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ khó khăn gì, xin vui lòng liên hệ Công ty Tư Vấn Đại Việt. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý Khách hàng một cách nhiệt tình nhất. 

Xem thêm:

>> Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

>> Quy định vốn góp để thành lập công ty cổ phần

>> Tổng quan thành lập công ty cổ phần

>> Lưu ý sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty cổ phần

>> Thủ tục hồ sơ giải thể công ty cổ phần

>> Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập Công ty cổ phần

>> Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

THÀNH LẬP CTY | ĐĂNG KÝ KINH DOANH

0905 548 995


Copyright © 2017 - All Rights Reserved - www.tuvandaiviet.com

Đang online: 1    Lượt truy cập: 2790535