Bổ sung ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề
Đại Việt hướng dẫn quý khách bổ sung ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề dưới đây. Đối với hầu hết các ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề, sau khi doanh nghiệp thực hiện bổ sung ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về chứng chỉ hành nghề đều phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép con hoặc giấy phép đủ điều kiện kinh doanh tương ứng. Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh cũng là một trong những biện pháp góp phần thay đổi hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khi tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được phép kinh doanh hay cung cấp dịch vụ, hàng hóa ra thị trường như điều kiện về vốn, điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện xin giấy phép con, điều kiện về chứng nhận đủ điều kiện…
Xem thêm:
>> Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
>> Bổ sung ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề
>> Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
>> Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Các nhóm điều kiện về chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước uỷ quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định. Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới đây:
Nhóm một: Ngành nghề yêu cầu cả giám đốc và người giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi cả Giám đốc và người giữ chức vụ quản lý trong công ty phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm phải có chứng chỉ hành nghề thì Giám đốc của doanh nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề. Đối với dịch vụ kiểm toán cần có 5 chứng chỉ hành nghề kiểm toán. Đối với dịch vụ kế toán, pháp luật yêu cầu có 2 chứng chỉ kế toán trưởng.
Nhóm hai: Ngành nghề yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề
Nhóm ba: Ngành nghề yêu cầu người giữ chức danh quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề
Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người giữ chức danh quản lý trong công ty; không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề. Bao gồm:
• Sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản – 1 chứng chỉ hành nghề
• Dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y – 1 chứng chỉ hành nghề
• Khảo sát xây dựng – 1 chứng chỉ hành nghề
• Giám sát thi công xây dựng công trình – 1 chứng chỉ hành nghề
• Hành nghề dược và/hoặc kinh doanh dược phẩm – 1 chứng chỉ hành nghề
• Thiết kế, quy hoạch xây dựng: 3 chứng chỉ hành nghề
• Thiết kế xây dựng công trình – 1 chứng chỉ hành nghề
Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề
Theo quy định tại phụ lục IV, Luật đầu tư 2020 về danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, hiện có 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó có 22 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề, bao gồm:
1. Kinh doanh dịch vụ pháp lý
2. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền)
3. Dịch vụ làm thủ tục về thuế
4. Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm
5. Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân
6. Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y
7. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
8. Sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản
9. Dịch vụ kiểm toán
10. Dịch vụ kế toán
11. Giám sát thi công xây dựng công trình (Tùy hạng công trình);
12. Khảo sát xây dụng (Tùy hạng công trình);
13. Thiết kế xây dựng công trình (Tùy hạng công trình);
14. Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 1;
15. Tư vấn quản lý chi phí xây dựng hạng 2;
16. Đấu giá tài sản;
17. Dịch vụ môi giới bất động sản;
18. Dịch vụ định giá bất động sản;
19. Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – chức năng môi giới;
20. Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – chức năng định giá;
21. Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải;
22. Hoạt động xông hơi khử trùng.
Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội; định kỳ gửi thông tin đăng ký doanh nghiệp và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề), doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trừ trường hợp thay đổi nội dung của địa điểm kinh doanh, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện của công ty. Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề
• Quyết định về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty;
• Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (bổ sung ngành nghề knh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề) (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT);
• Biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty (đối với công ty TNHH và Công ty cổ phần);
• Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có). Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
• Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.
• Tài liệu khác đối với ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện, trong trường hợp ngành nghề kinh doanh đăng ký bổ sung thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền đăng ký bổ sung trước, sau đó khi doanh nghiệp chính thức thực hiện đảm bảo các điều kiện kinh doanh hoặc xin giấy phép liên quan đến từng điều kiện kinh doanh cụ thể. Đối với ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề thì doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động có đủ chứng chỉ hành nghề (nếu không là thành viên công ty nộp kèm Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm chức danh tương ứng).
Quý khách hàng có nhu cầu bổ sung ngành nghề có điều kiện về chứng chỉ hành nghề xin vui lòng liên hệ Đại Việt để được hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm:
>> Thủ tục thành lập công ty bảo vệ
>> Thủ tục thành lập công ty giải trí
>> Thủ tục thành lập công ty hoạt động thể thao
>> Thành lập công ty dịch vụ lưu trú khách sạn
>> Thành lập công ty chế biến thực phẩm
>> Thành lập công ty đấu giá tài sản
>> Thành lập công ty giới thiệu việc làm
>> Thành lập công ty dịch vụ phòng cháy chữa cháy
>> Điều kiện thành lập công ty chuyển phát nhanh